Quảng trường Hồ Chí Minh
Quảng trường Hồ Chí Minh là công trình kiến trúc đặc sắc giữa lòng thành phố Vinh Nghệ An, thể hiện tấm lòng kính yêu của người dân nơi đây và nhân dân cả nước đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Toàn cảnh hình ảnh quảng trường Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
1. Quảng trường Hồ Chí Minh ở đâu?
- Địa
chỉ: Số 2 đường Vương Thúc Mậu, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Thời
gian mở cửa: Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy, Chủ Nhật sẽ mở cửa đón khách
tham quan (SÁNG: 8h00 - 11h30; CHIỀU: 14h00 - 16h30). Riêng thứ Hai và thứ Sáu
đóng cửa.
Ở Hà Nội có quảng trường Ba Đình lịch sử ghi dấu ấn
nơi vị lãnh tụ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam thì tại
Nghệ An - quê hương Bác cũng sừng sững bức Tượng đài Bác Hồ cùng quảng trường Hồ
Chí Minh để tưởng nhớ vị cha già kính yêu của dân tộc.
Quảng trường nằm ở vị trí đắc địa, nơi tấp nập người
dân qua lại, phía Đông là đường Trường Thi, phía Nam là đường Trần Phú, phía Bắc
là Hồ Tùng Mậu và cách không xa là trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính cấp
tỉnh.
Tượng đài Bác Hồ tại quảng trường
- Địa chỉ: Số 2 đường Vương Thúc Mậu, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Thời gian mở cửa: Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy, Chủ Nhật sẽ mở cửa đón khách tham quan (SÁNG: 8h00 - 11h30; CHIỀU: 14h00 - 16h30). Riêng thứ Hai và thứ Sáu đóng cửa.
Ở Hà Nội có quảng trường Ba Đình lịch sử ghi dấu ấn
nơi vị lãnh tụ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam thì tại
Nghệ An - quê hương Bác cũng sừng sững bức Tượng đài Bác Hồ cùng quảng trường Hồ
Chí Minh để tưởng nhớ vị cha già kính yêu của dân tộc.
Quảng trường nằm ở vị trí đắc địa, nơi tấp nập người
dân qua lại, phía Đông là đường Trường Thi, phía Nam là đường Trần Phú, phía Bắc
là Hồ Tùng Mậu và cách không xa là trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính cấp
tỉnh.
2. Lịch sử quảng trường Hồ Chí Minh
Quảng trường Hồ Chí Minh Nghệ An là một trong những
công trình kiến trúc đáng khâm phục mang giá trị cả về nghệ thuật lẫn tư tưởng.
Đây là cách thể hiện tấm lòng kính yêu của nhân dân Nghệ An nói riêng và toàn
thể dân tộc Việt Nam nói chung gửi đến Bác.
Công trình được chính thức khởi công xây dựng vào
năm 2000 và khánh thành vào ngày 19/05/2003 để chúc mừng sinh nhật 113 năm ngày
sinh Bác Hồ. Sau hơn 3 năm xây dựng đã mở rộng tổng khuôn viên quảng trường rộng
11ha và hoàn thành hơn 30 hạng mục.
Quảng trường Hồ Chí Minh ở Nghệ An về đêm
Quảng trường Hồ Chí Minh Nghệ An là một trong những
công trình kiến trúc đáng khâm phục mang giá trị cả về nghệ thuật lẫn tư tưởng.
Đây là cách thể hiện tấm lòng kính yêu của nhân dân Nghệ An nói riêng và toàn
thể dân tộc Việt Nam nói chung gửi đến Bác.
Công trình được chính thức khởi công xây dựng vào
năm 2000 và khánh thành vào ngày 19/05/2003 để chúc mừng sinh nhật 113 năm ngày
sinh Bác Hồ. Sau hơn 3 năm xây dựng đã mở rộng tổng khuôn viên quảng trường rộng
11ha và hoàn thành hơn 30 hạng mục.
3. Tìm hiểu về quảng trường Hồ Chí Minh
3.1 Cảnh đẹp ở quảng trường Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An
Quảng trường được xây với nhiều hạng mục, trong đó
phải kể đến 5 hạng mục ấn tượng nhất bao gồm: lễ đài, đường hành lễ, sân hành lễ,
sân Bán nguyệt và núi Chung mô phỏng. Lễ đài nằm ở trung tâm quảng trường là
nơi đặt tượng đài Bác Hồ. Hai bên lễ đài là khán đài có sức chứa lớn lên đến
hàng trăm người.
Phía trước lễ đài là con đường hành lễ để bộ đội và
các chiến sĩ đi diễu hành và duyệt binh khi có ngày lễ lớn. Tiếp đến là phần
sân hành lễ gồm 99 ô thảm cỏ ở giữa sân tượng trưng cho 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh
điệp trùng - biểu tượng của xứ Nghệ.
99 ô thảm cỏ ở giữa sân tượng trưng cho 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh điệp trùngTrước sân hành lễ là phần sân Bán nguyệt. Giữa sân
là hồ Elip lắp đặt đài phun nước có nhạc màu, một thiết kế hiện đại theo công
nghệ ở Anh và Singapore. Đài phun nước với 16 chương trình phun nước nghệ thuật,
kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng đã góp phần tạo nên sự rực rỡ, lung linh và
hoành tráng hơn cho quảng trường vào ban đêm. Phía sau tượng đài là núi Chung
mô phỏng làng Sen quê Bác với ý nghĩa nơi đây lưu giữ tuổi thơ của Người.
Đài phun nước với hơn 16 chương trình phun nước nghệ thuật độc đáo Từ ngày thành lập đến nay, quảng trường Hồ Chí Minh
không chỉ là một trong những địa danh mang nét đặc trưng văn hóa của người dân
xứ Nghệ mà còn là nơi hút khách du lịch gần xa ghé thăm hàng năm. Buổi tối nơi
đây tụ tập rất đông người. Nhiều du khách đến để thư giãn, dạo mát, ngắm nhìn
đài phun nước đầy màu sắc rực rỡ và không quên check-in lưu niệm đến thăm Bác Hồ.
Nơi đây thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn nghệ thuật
Quảng trường được xây với nhiều hạng mục, trong đó
phải kể đến 5 hạng mục ấn tượng nhất bao gồm: lễ đài, đường hành lễ, sân hành lễ,
sân Bán nguyệt và núi Chung mô phỏng. Lễ đài nằm ở trung tâm quảng trường là
nơi đặt tượng đài Bác Hồ. Hai bên lễ đài là khán đài có sức chứa lớn lên đến
hàng trăm người.
Phía trước lễ đài là con đường hành lễ để bộ đội và
các chiến sĩ đi diễu hành và duyệt binh khi có ngày lễ lớn. Tiếp đến là phần
sân hành lễ gồm 99 ô thảm cỏ ở giữa sân tượng trưng cho 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh
điệp trùng - biểu tượng của xứ Nghệ.
Trước sân hành lễ là phần sân Bán nguyệt. Giữa sân
là hồ Elip lắp đặt đài phun nước có nhạc màu, một thiết kế hiện đại theo công
nghệ ở Anh và Singapore. Đài phun nước với 16 chương trình phun nước nghệ thuật,
kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng đã góp phần tạo nên sự rực rỡ, lung linh và
hoành tráng hơn cho quảng trường vào ban đêm. Phía sau tượng đài là núi Chung
mô phỏng làng Sen quê Bác với ý nghĩa nơi đây lưu giữ tuổi thơ của Người.
Từ ngày thành lập đến nay, quảng trường Hồ Chí Minh
không chỉ là một trong những địa danh mang nét đặc trưng văn hóa của người dân
xứ Nghệ mà còn là nơi hút khách du lịch gần xa ghé thăm hàng năm. Buổi tối nơi
đây tụ tập rất đông người. Nhiều du khách đến để thư giãn, dạo mát, ngắm nhìn
đài phun nước đầy màu sắc rực rỡ và không quên check-in lưu niệm đến thăm Bác Hồ.
3.2 Tượng đài Hồ Chí Minh
Nổi bật ở giữa quảng trường Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An
là tượng đài dáng người Bác đang bước đi được tạc từ đá Granite (đá hoa cương)
cao khoảng 18m, nặng tới 150 tấn. Bức tượng ấy đã thể hiện sự giản dị, gần gũi
của Người với con dân Việt Nam. Dáng đi luôn khoan thai trong bộ đồ kaki trắng
với đôi dép cao su bình dị và chòm râu bạc dài hiền từ.
Tượng Bác mặt hướng về phía Đông Bắc, phía trước là
núi Hồng - sông Lam, xa hơn là nhìn về biển Đông như đang đánh dấu chủ quyền biển
đảo Việt Nam bất khả xâm phạm.
Tượng đài Bác Hồ
Nổi bật ở giữa quảng trường Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An
là tượng đài dáng người Bác đang bước đi được tạc từ đá Granite (đá hoa cương)
cao khoảng 18m, nặng tới 150 tấn. Bức tượng ấy đã thể hiện sự giản dị, gần gũi
của Người với con dân Việt Nam. Dáng đi luôn khoan thai trong bộ đồ kaki trắng
với đôi dép cao su bình dị và chòm râu bạc dài hiền từ.
Tượng Bác mặt hướng về phía Đông Bắc, phía trước là
núi Hồng - sông Lam, xa hơn là nhìn về biển Đông như đang đánh dấu chủ quyền biển
đảo Việt Nam bất khả xâm phạm.
3.3 Ý nghĩa của quảng trường mang tên Bác
Quảng trường Hồ Chí Minh mang ý nghĩa tôn vinh những
chiến công và sự cống hiến tận tụy cả đời người của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí
Minh - một người con kiệt xuất xứ Nghệ. Tượng đài Hồ Chí Minh trang nghiêm sừng
sững như Bác vẫn đang sống và nhìn ngắm đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đất
nước Việt Nam đã trở thành một đất nước dân chủ, tự do và độc lập không còn chiến
tranh, loạn lạc như mong muốn đã thành hiện thực của Bác.
Quảng trường Hồ Chí Minh mang ý nghĩa tôn vinh sự cống hiến của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh
Quảng trường Hồ Chí Minh mang ý nghĩa tôn vinh những
chiến công và sự cống hiến tận tụy cả đời người của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí
Minh - một người con kiệt xuất xứ Nghệ. Tượng đài Hồ Chí Minh trang nghiêm sừng
sững như Bác vẫn đang sống và nhìn ngắm đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đất
nước Việt Nam đã trở thành một đất nước dân chủ, tự do và độc lập không còn chiến
tranh, loạn lạc như mong muốn đã thành hiện thực của Bác.